Ăn Bánh Cuốn Tây Sơn không chấm nước mắm đậu phộng

ĂN BÁNH CUỐN TÂY SƠN KHÔNG CHẤM NƯỚC MẮM ĐẬU PHỘNG

Bánh cuốn Tây Sơn là món như thế nào?Nếu là dân miền quê thì không còn là xa lạ nữa đối với con người nơi đây.Nó là một món ăn gắn liền với con người Bình Định tuy,món ăn tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ từ ông bà xưa cho đến đời con cháu.Nó thực chất rất đơn giản chỉ là một món bao gồm cái bánh tráng được làm từ bột gạo mang đi ngâm xay thành bột nhuyễn rồi đem đi tráng trên một tấm vải sơ mi cho chín sau đó đem đi phơi khô.Lúc ăn sẽ dùng chiếc bánh này nhún qua với nước lạnh để tầm 1,2 phút sau đó mang đi cuốn với các nguyên liệu và ăn cùng với các loại nước chấm.

Món bánh tráng gạo tùy theo tại nhà có nguyên liệu gì thì bạn có thể ăn kèm với nó.Bánh tráng có thể  dùng 1 cái mang đi nướng chín cuốn chung với cái bánh tráng sống nhún.(Người ta hay gọi là món 2 sống 1 chín).

Banh tráng tùy loại nguyên liệu bên trong sẽ chấm với 1 loại nước chấm đặc biệt riêng để tạo cho vị hấp dẫn của món ăn.Hương vị quê luôn luôn có mắm vì nà luôn làm dự trữ cho mùa đông về,mùa lũ lụt trường hợp không có thực phẩm để chế biến ,những loại mắm này có thể mang ăn với cơm hay chấm bánh tráng thì cũng đủ giải quyết cơn đói.

Bánh tráng cuốn thịt heo luộc một chút rau sống ăn kèm với mắm nêm sẽ là ngon nhất.Với những ai yêu thích trứng chiên(chả trứng)sẽ đánh đều vài quả trứng thêm chút gia vị hành tỏi,tiêu xay,cắt thêm vài lát ớt chiên thành bánh chả.Sau đó cuốn bánh tráng chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt(rất nhiều ớt) là ngon nhất.

Riêng với loại bánh tráng cuốn Tây Sơn cuốn với nhiều nguyên liệu hơn nên cần ăn kèm với loại nước chấm đặc biệt hơn.Một cuốn bánh cuốn Tây Sơn, có nem chua cây cắt sợi,một ít chả lụa cây ,có trứng vịt quê luộc,dưa leo cắt thành cộng mỏng dài dọc theo trái dưa,rau sống thập cẩm,có thêm vài lá xà lách ,thịt lụi nướng được ướp gia vị,sả,xa tế nướng vàng thơm thì mới chuẩn vị.Trong cuốn không thể thiếu thêm chút chả ram chiên nữa,chả ram là loại được làm từ loại bánh tráng được tráng bằng bột gạo tinh luyện và chỉ có ở Tây Sơn mới làm ra được cái loại bánh này.Khi chiên sẽ giòn ngon và không bị hút dầu gây ngậy.

Bánh cuốn Tây Sơn đặc biệt được ăn kèm với loại nước chấm đậu phộng sẽ gây kích thích cho vị giác.Mỗi một loại bánh sẽ có loại nước chấm riêng,đặc biệt loại bánh cuốn Tây Sơn,nước chấm như linh hồn món ăn ,phải ăn đùng loại thì vị của nó mới đậm đà và mang nét riêng.Làm nước chấm phải chọn nguyên liệu thật kỹ.Đậu phộng, chọn các loại hạt to, ngon, thơm không chọn các hạt lép, hư, dễ bị đắng ,mang đi xay và nấu chín.Nấu với một khoản thời gian vừa phải nếu không nước chấm sẽ bị ra dầu không ngon.

 Vị chua chua, là nhờ chanh, nước cốt chanh rất thơm , đặc biệt. Không dùng giấm mặc dù nó vẫn chua và nhiều người sử dụng để làm cho các loại nước chấm khác., nhưng nó lại không thể thơm như canh, và tự nhiên như nước cốt chanh được.Công thức nước chấm riêng của quán được làm tươi mới ăn trong ngày .Món bánh cuốn Tây Sơn từ vùng đất võ Tây Sơn –Bình Định .Chiếc bánh cuốn có một cách ăn riêng đặc biệt ,bởi hình hài của nó có đặc điểm rất to và dài.Khi ăn bạn sẽ có cách ăn cắn xéo một bên mới có thể ăn được.Bánh cuốn Tây Sơn sẽ ăn kèm với trái ớt xanh ,cắn một miếng bánh sau đó cắn một  miếng ớt thêm 1 miếng tỏi ,cái cảm giác mùi ớt cay nồng trên sống mũi, mùi vị đặc trưng của người Bình Định những món ăn luôn ăn kèm với ớt trái cay.Hình ảnh chiếc bánh cuốn Tây Sơn Bình Định cùng với bộ trang phục áo lính đặc biệt  của vùng quê đất võ ,mang một nét văn hóa quê hương và dân dã.

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n