Bánh ít lá gai trong truyền thuyết

BÁNH ÍT LÁ GAI TRONG TRUYỀN THUYẾT

Trong dịp Tết giết sâu bọ mồng 5 tháng năm,  và còn sáng tạo thêm loại bánh ít tròn nhỏ như quả táo, nhuộm đủ 5 màu (bánh ngũ đại) để cúng tổ tiên. Nhưng ít người biết rằng bánh ít còn có cả một sự tích thú vị được lưu truyền cho đến ngày nay.


Bánh Ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân tỉnh Bình Định, không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết, giỗ hay cưới, hỏi... Bánh tuy gọi là “ít” nhưng chứa đựng biết bao tình cảm. Bánh Ít lá gai có vị dẻo thơm, ngọt bùi và trở thành dư vị khó quên trong lòng những ai từng được thưởng thức.


KHÔNG GIAN CỬA HÀNG THƯỞNG THỨC BÁNH ÍT LÁ GAICÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH 

Từ lúc nào không biết, bánh Ít lá gai không chỉ được xem là món đặc sản mà còn là một nét văn hóa độc đáo của người dân Bình Định. Dù đi xa đến đâu, người con Bình Định vẫn không thể nào quên cái vị ngọt thơm của lá gai, của hạt đậu xanh xay nhuyễn được gói khéo léo trong nắm bột dai dai. Giữa thị trường nhộn nhịp của bánh Tây, bánh Tàu, bánh Ít lá gai hiện lên như một nốt nhạc trầm trầm mang đầy màu sắc dân gian và mộc mạc. Lâu lâu, người Bình Định vẫn cứ ngâm nga: "Muốn ăn bánh Ít lá gai /  Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi".

 Gọi tên là bánh ít lá gai, vì để làm nên loại bánh này không thể thiếu một trong những thứ nguyên liệu là lá gai, một loại lá mọc xung quanh nhà, với chất lá màu xanh tốt trồng dọc hàng rào chắn đến những dịp đặc biệt nhà có đám tiệc lại xách rổ ra hái và làm bánh dễ dàng.

Cây lá gai ngoài sử dụng phần thân làm rào chắn, phần lá làm bánh mà ít ai biết đến công dụng của loại lá này.

 Theo đông y, lá và rễ cây gai có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tán ứ, kháng khuẩn, lợi tiểu.

- Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở

Chữa sa tử cung, tử cung sưng đau, sa trực tràng. Phòng ngừa rụng tóc, chữa phong thấp đau nhứt các xương khớp,trị chứng đau bụng khi có thai, động thai trị sa tử cung,.

 

Sử dụng lá gai đưa vào làm nguyên liệu bánh ít cho ra một chiếc bánh có màu xanh đen đẹp mắt , mùi từ lá gai tự nhiên chứ không phải từ màu thực phẩm hóa chất. Chiếc bánh được làm tỉ mỉ

Lá gai bỏ cuống, xé làm hai, tước bỏ gân lá, rửa sạch, đem luộc chín nhừ, để thật ráo nước, xắt nhỏ rồi đem vào cối giã, lấy phần bột nhão có màu xanh đen rất đậm. Lá gai cần giã nhuyễn như bột nên phải giã lâu, nếu giã chưa nhuyễn thì bánh ăn sẽ không mịn màng.

Nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.

Tiếp theo, bột nếp trộn với bột lá gai và đường, ngào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng. Chia thành từng cục bột nhỏ.


HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNHBÁNH ÍT LÁ GAI TẠI CỬA HÀNG BANHCUONTAYSON.VN 

 Dừa nấu chín với đường, cho thêm ít gừng cho đến khi khô lại là được. Đậu xanh nấu chín đem giã, sau đó đem xào với đường và gừng.

Lá chuối được cắt từng miếng lớn hơn bàn tay, hơ qua lửa cho mềm và khoanh tròn hình phễu, bôi một lớp dầu lên mặt để cho lá khỏi dính vào bánh sau khi hấp chín.

Nặn bánh với nhân đậu và dùng tay xoay đến khi cái bánh tròn, gói kín trong lá chuối.

Công đoạn cuối cùng sẽ mang bánh đi hấp cách thủy bánh hấp tầm 20p sẽ chín và mềm dẻo. Hương vị quê hương dù có đi đâu ăn bánh gì đi nữa thì hương  vị bánh ít lá gai vẫn luôn in sâu vào tâm trí người con mỗi khi nhớ về quê hương Bình Định.


zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n