Bánh tráng gạo bình định là gì

BÁNH TRÁNG GẠO BÌNH ĐỊNH LÀ GÌ

Bánh tráng là một loại bánh làm từ tinh bột được tráng mỏng và phơi khô. Khi ăn, bạn có thể ăn trực tiếp, nhúng nước hoặc đem nướng tùy theo mỗi loại bánh tráng.

bánh tráng phơi khô

Cụ thể, người ta dùng nguyên liệu chính là bột gạo pha với lượng nước nhất định để tạo ra hỗn hợp lỏng. Tiếp đó, hỗn hợp này được bổ sung thêm một ít bột sắn nhằm tăng thêm độ dẻo và giúp tráng mỏng dễ dàng hơn.

Sau đó, dàn dều một lượng bột vào nồi hấp để có một miếng bánh mỏng và hấp chín rồi đem đi phơi khô dưới nắng.

Ngoài ra, tùy theo nơi sản xuất, người ta còn cho thêm gia vị và nguyên liệu phụ như muối, tiêu, đường, mè, dừa, hành,… để tạo ra hương vị đặc trưng cho bánh tráng vùng miền.

Bánh tráng là gì?

Bánh tráng tại mỗi miền

Tại Việt Nam, mỗi vùng miền có thể gọi bánh tráng với tên riêng và có một chút khác biệt như:

Ở miền Bắc, bánh tráng còn gọi là bánh đa hoặc bánh đa nem. Loại bánh tráng này khá dày nên thường nhúng nước trước khi cuốn thịt heo hoặc làm nem rán. Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người dân địa phương có thể gọi bánh đa lẫn bánh tráng, thậm chí còn gọi với cái tên là bánh khô.

Ở miền Trung, bạn có thể gặp 3 loại bánh tráng: Loại dày (có hoặc không có mè) thường phải nướng trên than lửa trước khi ăn; loại mỏng cần phải nhúng vào nước cho mềm rồi mới dùng; và loại bánh có độ giòn và thơm, được làm bằng bột gạo nguyên chất pha thêm ít bột sắn để tăng độ dẻo cho bánh.

Ở miền Nam, bánh tráng khá mỏng, không cần phải nhúng nước mà có thể sử dụng và ăn trực tiếp.

Tên gọi và đặc điểm bánh tráng

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n