Bánh tráng mì Bình Định

BÁNH TRÁNG MÌ BÌNH ĐỊNH

Bánh tráng mì Bình Định rất dễ sử dụng có thể kết hợp với nhiều món ăn mỗi gia đình chỉ cần để sẵn trong nhà một vài ràng bánh tráng mì là có thể sẵn sàng để sử dụng. Chỉ cần đem ra nhúng nước và mọi người có thể sáng tạo để dùng với nó . Ở Bình Định người ta hay cuốn gỏi, cuốn cá, cuốn thịt heo ăn kèm với rau sống chấm với nước mắm pha tỏi ớt.Để làm bánh tráng mì không khó  nhưng cũng không phải dễ, tay đưa bột phải  đều lướt nhanh để bánh vừa tròn, vừa đều, vừa mỏng.

Nhìn vậy thôi , người chưa từng làm khi ngồi vào lò tráng thử cái hơi nóng nghi ngút khói của nước sôi mỗi lần dở nắp vun ra rất là nóng, phải thật nhanh tay tráng 1 lớp bột ở giữa khuôn rồi lấy vá tản đểu hết xungquanh thật đều ,thật mỏng và kín. Chỉ cần chạm tay bột sẽ rất nhanh đông lại và bánh sẽ bị có chỗ dày chỗ mỏng.

Để làm chiếc bánh tráng mì thì có nhiều công đoạn hơn bánh tráng gạo, trước khi được tráng cần chuẩn bị nguyên liệu. Đầu tiên củ mì sau khi thu hoạch được cạo sạch vỏ và đưa vào máy xay, rồi máy chà rồi tách lấy nước. Nước này khi để lắng lại sẽ cho ra bột nhứt và bột nhì (bột nhứt lắng ở bên dưới, bột mì thì nằm ở phía trên). Lấy bột nhứt pha cùng với mì chà (tức củ mì đã được xay nhưng chưa chà tách lấy bột) và nước theo một tỉ lệ thích hợp sẽ tạo thành bột dùng để tráng bánh.

Tuy nhiên, để tráng bánh được  ngon, không bị chua hay chuyển vàng khi để lâu thì trước khi tráng, người ta phải chẻ bột (tách bột) kỹ càng, chẻ nhiều lần nước, mới tách hết cặn và chất chua. Vì thế cái làm nên đặc trưng và chất lượng của bánh tráng mì Bình Định là bánh rất dẻo, ngon nhưng không có vị chua của mì, để bao lâu cũng được.

 Đối với bánh được làm từ bột mì, bột gạo hằng ngày từ tờ mờ sáng người thợ làm bánh đã phải thức dạy để làm các công  đoạn xay, ngâm và pha bột. Kế đến là đốt lò và đặt lên đó một nồi nước ấm có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn. Đợi nước sôi họ dùng một vá dừa nhỏ múc bột đổ lên tấm vải tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại. Một lát sau họ dùng cái nẹp tre hay chiếc đũa lớn vớt bánh ra , trải lên vỉ tre sau đó mang bánh tráng đi phơi khô. Những ngày nắng to thì người dân nơi đây phải thức dậy sớm tráng bánh phải tráng liên tục đến giữa trưa xong, phơi hai tiếng bánh khô thì lột xếp. Cứ 10 bánh cột thành một ràng.

Nghề làm bánh tráng mì hoàn toàn làm thủ công, đơn giản nhưng yêu cầu người làm bánh phải khéo tay, siêng năng, tỉ mỉ. Từ khâu làm nguyên liệu để tráng bánh đến khâu tráng bánh đều phải cẩn thận. Khi tráng bánh cũng phải đều tay để bánh không chỗ dày chỗ mỏng, bánh phải tròn đều không được méo mó khi xếp vào chồng nhìn không được  đẹp mắt.

Bánh tráng là một món lương thực rất phổ biến hàng ngày của người dân Bình Định. Nó còn là món ăn thường nhật của gia đình khi bạn bận công việc không kịp nấu nướng hay có khách đến nhà chơi đột xuất chỉ cần chuẩn bị đơn giản cài xấp bánh tráng mì là bữa cơm đã trở lên thịnh soạn rất nhiều và khách của bạn còn rất thích thú nữa. Bánh tráng mì không chỉ là kết hợp trở thành món ăn ngon mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân Bình Định.

Bánh tráng mì là một món ăn dân dã dễ làm và dễ tiêu thụ rất phổ biến không chỉ ở Bình Định và nhiều nơi khác trên đất nước Việt Nam. Những người con Bình Định  xa quê mỗi lần về đều không quên mua ít bánh tráng mì làm quà cho bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn chưa từng thử bánh tráng mì Bình Định thì còn trần trừ gì nữa hãy nếm thử để cảm nhận vị ngon của bánh và cảm nhận tình người nơi đây.

 

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n