BÍ QUYẾT CHỌN LÁ GAI ĐỂ LÀM BÁNH ÍT LÁ GAI BÌNH ĐỊNH CHÍNH HIỆU
Chiếc bánh ít lá gai Bình Định nhỏ nhắn ,xinh xắn đòi hỏi người thợ phải làm bằng nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ khâu làm lớp vỏ bột cho đến phần nhân bên trong. Những nguyên liệu cần cho chiếc vỏ bánh ít lá gai phải là những chiếc lá Gai đạt chuẩn, lá gai không được quá già cũng không được quá non, làm vỏ bánh sẽ xanh đen, những chiếc lá quá già sẽ làm cho bánh bị sơ lợn cợn, nếu lá quá non bánh sẽ có màu nhạt không xanh đẹp đẹp mắt. Chiếc lá gai được hái từ sớm mang đi rửa sạch và luộc chín,lá chín mang đi vắt cho khô nước và để riêng.Chuẩn bị phần bột cho vỏ bánh được dẻo dai, lựa chọn loại nếp thơm ngâm qua đêm cho mềm và xay nhuyễn thành bột thật mịn, đổ bột nếp vào một túi vải mang đi đăng cho khô hết nước. Dùng lá gai đã vắt hết nước cho chúng vào phần bột nếp và dã thành một hỗn hợp màu xanh thật mịn và đồng nhất, vỏ bột bánh vừa giã vừa trộn chung với đường cát trắng và giã nhuyễn. Hỗn hợp sánh dẻo mịn màng thành một khối bột và không bị dính cối.
Ảnh minh họa
Phần nhân bánh ít được sử dụng đa phần ưu tiên là nhân đậu xanh dừa, có đậu xanh bóc vỏ xay nhuyễn trộn chung với dừa bào sợi và đường mang đi sên thành hỗn hợp thơm béo .Đậu xanh nấu chín tán thật nhuyễn, đường xào chung với dừa (xào lửa nhỏ) sao cho thật khô tránh bị chảy nước, phần nhân làm kỹ làm bánh sẽ không bị hư. Nhân bánh sẽ có thể chỉ có nhân đậu xanh ,nhân dừa, hoặc với nhân đậu phộng. Ngoài chiếc bánh ít lá gai chiếc bánh ít Bình Định có thể làm từ bột nếp không dùng làm nhân mặn từ tôm thịt.
Ngắt bột trên lòng bàn tay đè bẹp thành miếng tròn, cho phần nhân vào bên trong vừa được bao bởi lớp bột dẻo bên ngoài có thoa chút dầu ăn để bánh không bị dính và dễ gói hơn. Cho mè rang thơm bọc bên ngoài chiếc bánh, bên ngoài phủ miếng nilong sau đó gói lại với lá chuối mang đi hấp. Lá chuối được hái là lá chuối chát, mang đi phơi cho hơi mềm khi gói không bị gãy rách bánh, xếp hình hình tam giác và cắt hình tròn khi gói sẽ tạo nên một hình chóp tam giác đặc trưng của tháp Bánh Ít Bình Định. Để giữ bánh được lâu hơn sẽ mang bánh đi hấp trước khi gói, sau khi bánh chín mang hơ qua lửa cho khô ráo, khi đấy vỏ bánh sẽ được vị dai và xanh đen đẹp mắt,bánh để được lâu và không bị thiu.
Ảnh minh họa
Bánh ít lá gai được gói thành nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Nếu bánh dùng để làm giỗ và đãi khách ,có thể gói bánh lúc bột còn đang sống sau đó mang hấp chín. Nếu dùng để mang làm quà biếu đi xa có thể thay thế làm chín bánh trước sau đó sẽ gói vào hộp giấy và vận chuyển. Vì thời gian di chuyển đường xa bánh gói bằng lá chuối sẽ dễ bị móp méo và không được đẹp, nếu vận chuyển xa nhưng vẫn thích dùng lá chuối thì có thể gói bằng lá chuối xanh (lá chuối không hấp trong nước) vì như vậy phần lá chuối vẫn sẽ có màu xanh đẹp mắt. Những chiếc bánh được hấp trực tiếp sau khi gói sẽ có màu vàng nâu và bị ủ nước, mang đi xa bánh sẽ có mùi hôi do hơi nước trong lá được ủ nóng.
Chiếc bánh ít ví như người con gái Bình Định mang nét đẹp huyền bí , bên ngoài thì góc canh, bên trong nhỏ nhắn xinh xắn, thoáng nhìn thì thấy xanh đen đặc biệt nhưng khi khám phá bên trong mới thấy được sự dịu mềm ,ngọt thanh khi khám phá hết bên trong. Chiếc bánh ít lá gai còn gắn liền với một ngôi tháp tại Tuy Phước Bình Định đó là tháp Bánh Ít.
zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n