Bún mắm cua đồng
Món bún mắm cua đồng có cái mùi đặc trưng mà nếu ai không quen khó mà chịu được. Lần đầu được tiếp xúc với cái món đó, tôi cũng ‘bịt mũi" vì cái mùi nặng quá, nó cứ thum thủm thum thủm.
Các bạn cứ tưởng tượng nó giống như món sầu riêng vậy. Người ăn được thì bảo là mùi thơm ngon, còn người không chịu được mùi thì bảo nó là "thúi quắc".
Món bún mắm cua đồng cũng "nặng mùi" như vậy cho nên người dân nơi đây mới hay nói vui là cái món ăn vô thì sướng mình mà khổ người ta, những người không ăn được cái món đó.Nguyên nhân chính cái mùi đó bởi khi làm sẽ để thịt cua qua đêm cho chua tạo nên mùi mắm đặc trưng. Thịt cua để chua không phải để thịt nguyên vẹn mà thành như vậy là mùi thịt ương thiu chứ không phải là mùi chua của mắm đâu nhé. Tất cả phải được ướp gia vị theo một công thức riêng. Món mắm cua này khi đến mùa làm ruộng nhất là mùa nước thủy lợi xả về cả một vùng đất ruộng sẽ ngập trong nước , lúc này bà con sẽ xả nước vào ruộng để ngâm cho mềm đất và cày xới chuẩn bị cho mùa vụ mới. Nước vô đồng nghĩa những con cua sẽ bắt đầu hoạt động, lúc trước chúng chỉ ở trong mương hang, và bây giờ chúng có thể ra đồng để kiếm ăn và tụi nhỏ như tụi tôi sẽ rất dễ dàng bắt được chúng.
HÌNH MINH HỌA KHÁCH GHÉ CỬA HÀNG BANHCUONTAYSON.VN THƯỞNG THỨC CÁC MÓN ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH
Cua bắt về cho 1 ít nước vào ngâm 1 ngày để chúng ở đói nhả những chất bẩn, bùn đất trong bụng ra hết sau đó mang rửa sạch và giã nhỏ. Cua bỏ vào cối đá để giã 1 lần tầm 5 6 con phải nhanh tay giã để nó khỏi chạy ra ngoài và tiếp theo bỏ thêm lần lượt 1 hoặc 2 con để giã đến độ dày 1 nửa cối thì bắt đầu giã nhuyễn vừa giã vừa dùng cái chày chà xát để cho phần thịt cua được tách ra khỏi vỏ 1 cách nhiều nhất. Cua giã xong đổ hết vô 1 cái thau có lót miếng túi lọc ở dưới. Túi lọc này thường là bằng vải trắng khâu thành chiếc túi, thịt cua sẽ vắt qua tách phần vỏ và lấy phần nước cua đục bên dưới. Để thịt cua chạy theo nước qua bên ngoài khi vắt ta thêm 1 ít nước tạo độ sệt cho cua rồi vắt đến khi không còn nước đục thì đã hoàn thành.
Nước thịt cua sẽ có màu hơi vàng, đen,xanh xanh nhẹ bởi màu vàng nhẹ của gạch, lúc này sẽ bắt đầu nêm nếm gia vị và giã 1 chút hành tỏi ớt cho vào nồi mắm cua. Để tầm vài giờ hoặc qua đêm, thịt cua sẽ bắt đầu nổi bọt nhẹ và có mùi chua thơm của gia vị, 1 chút mùi tanh tanh của thịt cua chua và lúc này ta bắt đầu nấu nước làm mắm. Thịt cua sôi những sớ thịt sẽ đông vón lại thành cục nêm nếm gia vị cho vừa và thêm chút tiêu là món mắm cua đã hoàn thành.Vì nước bún mắm cua đồng đã được nêm nếm khá mặn nên khi ăn với bún tươi, người ta chỉ chan ít nước, vừa đủ nước chứ không chan nhiều nước như các món bún trong Nam.
Ăn món bún mắm cua đồng tới đâu, nước mắt nước mũi chảy tới đó, ngon vô kể, bởi món này cần phải rất nhiều ớt và gừng đẻ khử mùi tanh như vậy mới đúng với kahaur vị của người Bình Định. Mỗi lần nhắc đến món này làm tôi thèm quá đỗi .Ban đầu tôi nghe mùi khó chịu không ăn nhưng khi thử một lần thì cũng đâm ghiền như hiện tại. Bún mắm cua đồng ăn cùng với rau sống, 1 chút chuối chát và dưa leo ,miếng khế chua, thi thoảng bắt cua được và con ốc cũng cho vào nấu cùng món mắm này và ăn ngon,. Một món ăn quê đơn giản đầy dinh dưỡng. Món ăn quê là thế mộc mạc giản dị làm con người ta phải nhớ mãi mỗi khi đi xa. Ngoài món mắm cua còn rất nhiều món ngon khác như bánh bèo, bánh hỏi, bánh tráng cuốn, Bánh Cuốn Tây Sơn, bánh ít lá gai.