Để làm được chiếc bánh ít lá gai gia truyền
ĐỂ LÀM ĐƯỢC CHIẾC BÁNH ÍT LÁ GAI GIA TRUYỀN
Để làm được chiếc bánh ít lá gai , người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo.Đầu tiên là phải chọn nếp để xay ,nếp dùng làm bánh ít lá gai phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa sau đó rồi vo kỹ hết lớp bột cám và bụi bẩn bên ngoài nếu không khi làm bánh sẽ rất nhanh hư, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay đá thủ công, phải đăng cho ráo nước,đè bịch bột vừa xay dưới cái cối đá để vài tiếng để được một khối bột dẻo.Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non ,cây lá gai thường trồng mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà, rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột nếp dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, sợi sợi tạo cảm giác không ngon.Giã bánh đến lúc mịn đồng nhất như bột thì đạt chuẩn.
Cùng ghé cửa hàng banhcuontayson.vn thưởng thức bánh ít nha
Tiếp đến là công đoạn làm nhân hay còn gọi là “nhưng” bánh. Nhân bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút dầu chuối hay bột vani cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín.Hoặc có thể mua loại bóc vỏ sẵn ở chợ rồi về luộc chín chỉ cần 10 phút là đậu xanh chín . Cùi dừa được bào ra thành sợi,cùi dừa loại vừa không quá non sẽ không có độ béo,nếu già quá thì ăn sẽ bị khô và mùi dầu hôi mất vị ngon của bánh ,bào cùi dừa thành sợi bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa,cần đảo đều tay và nhẹ nhàng vì rất dễ bị cháy khét do đường khô .
Làm bánh ít lá gai không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhân xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn. Để cho bánh khỏi dính, chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có một kiểu khác có thể mang bột bánh hấp bánh trần, bánh chín chín gói nhân vo tròn cho 1 ít mè rang ben ngoài bột bánh sau đó cho vào bọc nilong bọc để bánh khỏi dính lá chuối và giữ được lá chuối còn tươi xanh sẽ đẹp mắt làm quà biếu được đẹp hơn. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.Nếu gửi đi xa bánh ít ít có lớp lá chuối thay thế bằng giấy cứng in màu và được gói hình dáng như chiếc bánh lá chuối,như vậy bánh vận chuyển sẽ nguyên vẹn không bị móp méo do lá chuối mềm đi xa sẽ bị xấu không còn hình dáng như ban đầu.
Ngoài bánh ít lá gai, còn có thể làm bánh ít trắng thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần.Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, xong người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.