Ý nghĩa bánh ít lá gai và câu chuyện đặc biệt của bánh

Ý NGHĨA BÁNH ÍT LÁ GAI VÀ CÂU CHUYỆN ĐẶC BIỆT CỦA BÁNH 

 Bánh ít lá gai thì lần nào cũng vậy, nó cứ làm cho tôi mừng vui như con trẻ được mẹ cho quà, cầm cầm, bóp bóp, chọn ngay một cái nhân đậu, một cái nhân dừa, lột ra ăn ngấu nghiến, bột dính miệng dính tay. Ngon là một chuyện, nhưng khó tả nổi cái cảm giác nao nao, nhớ thương về một cánh đồng.

Với tôi, không có loại bánh nào có vẻ bề ngoài thô mộc như chiếc bánh ít Bình Định. Có một chút nhấn nhá, một chút cầu kỳ, chiếc bánh ít quê gói trong miếng lá chuối, được nấu chín, khi bóc ra, mùi thơm của lá chuối chuối thoang thoảng mùi của hương quê.

Mỗi lần nhà có đám giỗ đi học về nhà thấy mẹ tôi đang ngồi xay bột. Nếp phải ngâm nước trước một đêm, vút sạch, tay trái cầm cây muỗng, múc từng muỗng nếp đổ vào cối đá, tay phải cầm cán cối quay đều. Bột nếp được hứng trong cái bao vải ú trắng đặt trong một cái thau, cái bao ấy được gọi thành danh là cái bao bồng bột. Sau khi xay xong, cái bao bồng bột được dằn giữa hai thớt cối, đểvài tiếng cho nước khô mới đem bột ra nhồi làm bánh.


GHÉ CỬA HÀNG BANHCUONTAYSON.VN THƯỞNG THỨC BÁNH ÍT 

 Bánh ít luôn được làm hai loại, bánh ít trắng và bánh ít lá gai,( bánh lá gai thì có nhân đậu và bánh nhân  dừa). Nhân dừa làm bằng dừa nạo, xào với đường cho thật dẻo và khô. Nhân đậu làm bằng đậu xanh ngâm nước một đêm, đãi sạch vỏ, nấu cho khô nước, trộn với một ít dừa nạo. Cả hai được cắt thành từng viên nhỏ, làm nhân cho lớp bột nếp bên ngoài.

Phần vỏ bột của bánh ít lá gai sẽ được đi hái những chiếc lá gai non mang đi lặt sạch cuốn và mang đi rửa sạch và luộc chín. Sau khi luộc xong mang đi giã nhuyễn chung với bột nếp ,khối bột vỏ bánh ít lá gai có màu xanh đen mịn đẹp mắt.

Hình ảnh mẹ ngồi gói từng chiếc bánh ít, bốc một cục bột vô bàn tay, bóp cho nó dẹp lại,vỗ vỗ cho nó thành hình tròn rồi bỏ cái nhân vào, vo tròn, cho vào chiếc lá chuối xếp thành hình chóp nón, túm lại rồi gấp 2 đầu cho thành cái chân tháp đáy hình vuông, thoáng chốc đã thành chiếc bánh. Để bánh không bị dính lá.

Chiếc bánh ít đã sẵn sàng được mang đi hấp chín. Khi những chiếc bánh được sắp xếp một cách trật tự vào nồi hấp, lửa cháy bừng lên là anh em tôi kéo nhau đến ngồi bó gối, co ro, há hốc quanh bếp lửa, hồi hộp đợi chờ. Vừa chờ vừa chạy vô trong nhà lấy vài cái bánh tráng Bình Định mang ra nướng ăn chơi. Ăn hết bánh tráng rồi lại tiếp tục tìm quanh nhà còn món gì có thể nướng ăn là mang ra nướng hết. Những cái bắp củ khoai mẹ mua để dành ngày hôm sau nấu giỗ anh em bọn tôi lại xin vài cái mang ra nướng lửa than. Chờ hoài lâu quá,nhìn những cái bắp chỗ sống chỗ chín có chỗ nó mới bị đem do lớp khói chứ chưa được chín,thế mà chúng tôi vẫn ngồi ăn ngon lành,còn tranh nhau mà mỗi đứa cắn 1 miếng rồi nhe răng ra soi đứa nào bị dính lọ đen răng nhiều hơn rồi cười.


 HÌNH MINH HỌA CÁC MÓN Ở CỬA HÀNG BANHCUONTAYSON.VN 

Thời gian chầm chậm trôi qua, mẹ tôi giở nắp nồi ra cho hơi khói bốc lên rồi đậy lại, gọi là lấy hơi, chúng tôi nhìn thấy từng chiếc bánh ngả màu nâu ,từ chiếc lá chuối xanh hình chóp nón cứng đẹp mắt ,giờ thành màu nâu nũng nịu mộc mạc đơn giản đầy sự ngọt ngào. Khi mẹ tôi giở nắp nồi lần thứ hai thì chúng tôi nhốn nháo lên, mừng reo bánh chín.  Đứa thì đòi bánh nhân đậu, đứa thì đòi bánh nhân dừa. Bốc ra, vừa thổi vừa ăn, bột dính đầy tay đầy miệng, vậy mà sung sướng, mà đã cơn thèm.

Ngày giỗ của mỗi nhà là ngày hội tụ của dòng họ, của xóm làng. Trước đám giỗ  phải thức khuya dậy sớm, ngâm nếp, ngâm đậu, xay bột, nạo dừa làm bánh ít. Khách đến, mỗi người mang theo một chai rượu,cây chả,hộp bánh, đặt lên bàn thờ. Khi về, chủ nhà hồi lại một bọc bánh ít làm quà, ít hay nhiều tùy theo số lượng trẻ con ở nhà của khách. Bởi vậy, mỗi lần đám giỗ, mẹ tôi phải gói ít nhất hai ba thúng táo bánh ít mới đủ để vừa đãi khách, vừa làm quà cho khách mang về. Ngược lại, mỗi lần mẹ tôi đi đám giỗ, tôi ở nhà nơm nớp đợi chờ.

 Bánh ít vẫn là món quà không bao giờ thiếu mang ý nghĩa đặc trưng trong các dịp cúng giỗ,trọng đại, thể hiện sự hiếu thảo của con cháu nhớ đến ông bà mà trước ngày giỗ cũng nhau làm bánh. Đối với dịp cưới xin thì bánh ít lá gai lại thể hiện sự chung thủy của người phụ nữ,thể hiện sự gắn kết và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Bánh ít có loại bánh lá và được thay thế bằng gói giấy in hình như lá chuối để giúp bánh được vận chuyển xa được đẹp và tránh bị móp méo.

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n