Bánh cuốn tây sơn – món ăn tinh thần của người con xứ nẫu

Bánh cuốn Tây Sơn, tinh thần của người con Xứ Nẫu. Từ thuở xưa, khi phong trào Tây Sơn diễn ra, để cuộc hành quân thần tốc ra Bắc, nhiều người kể lại rằng, bánh tráng chính là món ăn chính của đoàn quân lúc đó, như là một lương khô, rất tiện lợi.

Đoàn quân không cần phải nấu nướng, chỉ cần nhúng bánh với nước là có thể ăn được. Bắt đầu từ đó, thời gian về sau, bà con nơi đây phát triển dần món ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn, ngon hơn, trở thành một món ăn tinh thần của người dân nơi đây.

Chắt có lẽ, nó đã ngấm vào máu, vào xương của những người con nơi đây. Bình Định là nơi hàng năm phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, lũ lụt,,, mỗi năm đến hơn 10 cơn bão đổ vào miền đất này. Nhiều người ví von rằng “ Bão à, lũ lụt à! Dân miền trung quen rồi, đừng lo” gánh chịu thiên tai đến mức thành “ thói quen”.

Đất nơi đây khô cằn lắm, chỉ trồng được mỗi cây mía, cây mì,,,, cây lúa thì phụ thuộc vào nước trời mưa,,, bà con thì làm lụn chăm chỉ, nhưng thu hoạch với năng suất rất thấp. Nhiều nơi còn không có cơm để ăn, phải ăn mì thay cơm.

Ở gần, thì ăn hoài, ăn riết…. không nhận ra được đó là tình thương, là tình thân thuộc , để rồi một ngày đi xa, lại nhớ, nhớ da diết hình ảnh, hương vị ấy,,, “ quê hương là gì, con không hiểu, khi xa rồi, mới thấm được hai tiếng quê hương” . Những nỗi buồn, những giọt nước mắt, một sự trống vắng vô cùng… đó là cảm giác của những người khi rời xa quê hương.

Bánh Cuốn Tây Sơn

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n