Nghệ thuật làm bánh hỏi diêu trì đặc sản Bình Định

Bánh hỏi Diêu  Trì – đặc sản bình định không phải ngẫu nhiên mà trở thành một món ăn nỏi tiếng và được nhiều người yêu thích đến vậy. Tất cả là nhờ vào cách chế biến công phu và mang đậm cái tâm của người làm trong từng sợi bánh.


Bánh hỏi nhìn thoạt qua giống bún nhưng sợi nhỏ hơn nhiều, chính vì thế mà những người thợ phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn để làm.

 

Cách chế biến

 

Gạo tám thơm được vo kỹ, ngâm nước một đêm. Vớt gạo đem xay nhuyễn bằng cối đá - thứ cối đá Diêu Trì. Bỏ gạo vào họng cối, quay cối, cứ dăm ba vòng lại thêm một ít nước để cối khỏi "nghẹn". Bột nước là một hỗn hợp nước sền sệt. Bột nước cho vào bao vải khô, "đăng" cho ráo nước. Đem hấp bột vừa đủ chín, nhồi và chia bột thành từng khối chừng nửa ký gọi là "giảo" bột đưa vào khuôn ép thành bánh.

 

Tạo hình cho bánh

Để làm nên những sợi bánh nhỏ và đều tăm tắp như vậy người làm cần cho bột vào khuôn để ép thành bánh. Một người ép một người bắt bánh. Mỗi lần ép đòn bẩy xuống là những vòi bột xoăn xoắn tuôn ra. Người thứ hai đưa tay hứng lấy và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm. Đó là bánh thô, bánh thô còn hấp cách thủy một lần nữa mới chính thức trở thành bánh hỏi.

 

Thưởng thức

 

Ở những vùng miền khác bánh hỏi thường được ăn với thịt nướng hay thịt quay nhưng đến với Diêu Trì – Bình Định, thực khách sẽ được ăn kèm với cháo và lòng heo. Bánh hỏi được cuộn lại thành từng cuộn nhỏ bóng bẩy với lớp dầu phụng thoa bên  ngoài, thêm vào đó là chút lá hẹ xanh xanh và một ít đậu phụng rang trông thật hấp dẫn. Đây là một trong những món ăn đặc sản ở bình định được nhiều du khách phương xa thích thú thưởng thức mỗi khi có dịp ghé thăm đất võ.

Bánh Cuốn Tây Sơn



zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n