Bánh tráng dừa Bình Định

BÁNH TRÁNG DỪA BÌNH ĐỊNH

Đặc sản bánh tráng dừa với hương vị tuyệt vời đặc trưng của dừa hòa quyện với hương vị mặn mà của mè, hành, tỏi. Được làm với một công thức tuyệt vời chiếc bánh tráng được khẳng định như là một đặc sản của vùng quê đất võ.Nướng chiếc bánh tráng dừa lên thì món bánh dậy mùi thơm nức mũi không thể kềm được nước miếng chảy ra. Vì vậy khi nướng lên thì thường miếng bánh đã bị mất vài miếng nhỏ.

Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, không chất bảo quản, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với sản phẩm bánh tráng dừa do Đặc sản làm quà cung cấp. Thành phần chủ yếu của món bánh tráng dừa Bình Định là gạo, nước dừa, cơm dừa sợi, tiêu, tỏi, ớt, vị tinh vừa đủ.

Gạo trước tiên được xay nhuyễn trộn với nước với lượng vừa phải để bánh tráng ra vừa đủ độ dày và nhanh khô, không bị nứt bánh trong quá trình tráng và phơi khô. Nước hòa trộn với bột gạo là nước dừa và gia vị như ớt, tỏi, tiêu để vị được quyện đều trên miếng bánh.

Trong quá trình tráng, sợi dừa tươi và mè đen được rắc đều lên miếng bánh trước khi úp vung lại để bánh tráng được chín đều và kết tỏa thành một miếng hoàn chỉnh. Sau đó, người tráng lấy ống lấy bánh lăn đều để miếng bánh dính lên và đưa ra khuôn chảo tráng bánh .Khuôn tráng bánh là một miếng vải mỏng trắng bỏ lên trên miệng nồi cột chặc và căng,chừa 1 lỗ nhỏ vừa để đổ nước vào nồi, bên dưới là nước sôi đun nóng, bột khi đưa vào miếng vải sẽ đông lại do hấp như kiểu làm bánh đúc.

Sau khi tráng xong, bánh được đưa vào vỉ đan bằng tre để đem ra phơi ngoài nắng, cho đến khi khô giòn. Sau đó, được phơi qua chiều để bánh dễ gỡ mà không bị vỡ, sau đó lật phơi bề còn lại và cho vào gói bóng.

Bánh tráng dừa Bình Định tham gia vào nhiều món ăn như gỏi, cuốn…. Nó có thể ăn kèm vào bún, phở, mì Quảng…, Cách chế biến thông dụng nhất của món là nướng bánh tráng dừa lên đến khi toàn bánh dậy lên và giòn đều là được,nó có thể ăn một cách độc lập thay cơm. Bánh tráng dừa nướng ăn cùng tương ớt kèm tré trộn(một loại đặc sản của Bình Định không thể bỏ qua). Loại bánh Tráng dừa này đặc biệt hơi dày và hơi mặn nên sẽ không dùng để nhúng cuốn giống như loại bánh tráng mỏng Bình Định, nhưng nó lại được dùng để nướng và đãi khách . Ở vùng quê Bình Định, mỗi nhà nông đều có dự trữ vài ràng bánh tráng ăn thay cơm. Sáng ra đi làm đồng sớm, có thể khỏi nấu cơm, cứ nhúng bậy vài chiếc bánh tráng ăn lót dạ là đủ sức đi cày.

Trưa trưa, đói bụng cũng có thể nhúng nước vài chiếc cũng xong. Cái kiểu ăn bánh tráng ở Bình Định, chắc không nơi nào có. Đó là ăn bánh tráng “chay” không có kèm theo bất cứ loại nhân nào, chỉ việc nhúng nước, giã ớt tỏi, vắt chanh vào nước mắm rồi cuốn lại chấm ăn, rất đơn giản.

Ngay cả học trò Bình Định đi học xa cũng nghiện bánh tráng. Học bài tới mười một, mười hai giờ đêm, bụng đói, có tiếng hô “Bánh tráng nè” thế là đứa thì làm nước chấm, đứa nướng bánh, đứa nhúng nước… xong xúm lại ăn ồn ào, vui vẻ.Cũng không có nơi nào dùng bánh tráng nhúng cuốn bánh tráng chín thành món cuốn như ở Bình Định.

Vào mùa cá, bánh tráng góp phần đặc biệt. Cá nục, cá lồ ô… vào mùa biển yên, nhiều và rẻ hơn cả khoai lang, cá hấp, nướng đều được, xong dùng bánh tráng ướt cuốn rau muống sống, một miếng cá rồi chấm vào nước mắm ớt tỏi.Vị dai của bánh tráng, giòn của rau muống, ngọt bùi của cá biển làm người ăn không muốn dừng.

zalo-platform-site-verification=FyMa1TpsSry7mj97XlDYHGVOz7FhhYObDZ8n